Về miền Trung

"Về miền Trung"
Bài hát
Thể loạiNhạc tiền chiến, nhạc quê hương
Thông tin bài hát ở Việt Nam
Năm sáng tác1948
Nhạc sĩPhạm Duy

"Về miền Trung" là một bài hát nổi tiếng viết về miền Trung Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy.

Xuất xứ

Bài hát ra đời vào năm 1947, trong thời kỳ tác giả còn tham gia kháng chiến chống Pháp. Lúc ấy ông được tướng Nguyễn Sơn cử về miền Trung. Tại đây nhìn thấy tình cảnh cơ cực của dân miền Trung, sáng tác được nhiều ca khúc cảm động như Bao giờ anh lấy được đồn Tây (Quê nghèo - Sáng tác khi đi qua Quảng Bình), Bà mẹ Gio Linh (khi đến Quảng Trị)...Về miền Trung được sáng tác khi ông tách khỏi đoàn văn nghệ, về sống với nhân dân ở bên con sông Ô Lâu, vùng Đại Lược.[cần dẫn nguồn]

Nội dung - Nghệ thuật

Bài hát vận dụng những thang âm của nhạc cổ truyền và những điệu hò Huế. Nhưng thay vì chỉ có 1 tiết điệu chậm buồn, Phạm Duy đã dùng ba tiết điệu khác nhau; có chỗ hùng hồn, sảng khoái, có chỗ ai oán.

Phần lời bài hát chia ra làm 2 đoạn:

  • Đoạn 1 mang một sắc thái đau khổ. Đan xen với những câu tả cảnh, tả tình rất đẹp như:
Về miền Trung ! Miền thùy dương bóng dừa ngàn thông
Thuyền ngược suôi suốt một dòng sông dài
Đêm hôm nao gió u buồn trên sông vắng
Có tiếng hát xao xuyến ánh trăng vàng

Còn có những lời oán than, những câu nói lên cái phẫn hận cùng cực của người ta trước tình cảnh khốn khổ điêu tàn của vùng đất nghèo bị giặc phá hoại:

Người đi trên đống tro tàn
Thương em, nhớ mẹ hương vàng về đâu
Chiều khô nước mắt rưng sầu
Tan thân thiếu phụ, nát đầu hài nhi
  • Đoạn 2 lời ca đầy vẻ hứng khởi, tươi tắn, không một lời than thở. Mở đầu bằng những câu thúc giục khẳng khái, thể hiện những niềm hy vọng mới vào tương lai:
Về miền Trung ! Còn chờ mong núi về đồng xanh
Một chiều nao đốt lửa rực đô thành
Tay trong tay dắt nhau về quê hương cũ
Không than van, không sầu nhớ.

Sau đó là những viễn cảnh trong sáng:

Về miền Trung ! Người về đây hát bài thành công
Lửa ấm áp bếp nhà ai hồng, đêm trùng
Đêm hôm nay tiếng dân nồng vang thôn xóm
Có tiếng hát xao xuyến ánh trăng vàng
Hò hô hò ! Hò hố hô !
Về đây với lúa, với nàng
Thay bao nỗi khổ tiếng đàn (tôi) mừng reo

Sau rất nhiều hình ảnh, trạng thái, từ khốc liệt đến bình yên, từ phẫn uất đến hy vọng, bài hát kết thúc bằng 1 câu hò êm ái du dương:

Hát rằng: Hà há hơ !
Tiếng cười, tiếng ca trên lúa trên sông

Lời bài hát

Ca sĩ Thái Thanh khi hát bài này, đến đoạn:

Tan thân thiếu phụ, nát đầu hài nhi

Thường hát thành:

Thương thân thiếu phụ, khóc đầu hài nhi

Và đoạn:

Một chiều nao đốt lửa rực đô thành

Thành:

Một chiều mai đốt lửa rực đô thành.

Theo nhà báo Thụy Khuê, sửa như vậy là đánh vỡ mất một "viên ngọc quý".[1] Tuy rằng không rõ là phần lời này do Thái Thanh tự ý sửa, hay Phạm Duy sửa, vì nhạc sĩ Phạm Duy cũng thường hay đặt lại hoặc chỉnh sửa ca từ của mình.

Chú thích

  1. ^ [1]
  • x
  • t
  • s
Phạm Duy (1921–2013)
Kháng chiến ca
Bà mẹ Gio Linh  · Quê nghèo  · Nương chiều  · Nhạc tuổi xanh  · Về miền Trung  · Chiến sĩ vô danh  · Xuất quân  · Ngày trở về  · Nhớ người thương binh  · Tiếng hát trên sông Lô  · Đường Lạng Sơn  · Thanh niên ca  · Bên ni bên tê  · Thu chiến trường  · Việt Bắc  · Đường về quê  · Về đồng hoang  · Đoàn quân văn hóa  · Gánh lúa  · Áo anh sứt chỉ đường tà
Tình ca đôi lứa
Cô hái mơ  · Cây đàn bỏ quên  · Khối tình Trương Chi  · Tình kỵ nữ  · Bên cầu biên giới  · Tiếng đàn tôi  · Cành hoa trắng  · Kỷ vật cho em  · Mùa thu chết  · Hẹn hò · Nha Trang ngày về  · Kiếp nào có yêu nhau  · Ngày đó chúng mình  · Đừng xa nhau  · Cỏ hồng  · Nước mắt rơi  · Tìm nhau  · Đường em đi  · Nghìn trùng xa cách  · Giết người trong mộng  · Phượng yêu · Trả lại em yêu
Dân ca cải tiến
Bà mẹ quê  · Em bé quê  · Vợ chồng quê  · Dặn dò  · Ru con  · Tình ca  · Tình hoài hương  · Bà mẹ Gio Linh  · Dân ca thương binh  · Nhớ người ra đi  · Nụ tầm xuân  · Bài ca sao  · Quê nghèo  · Về miền trung  · Tiếng hát trên sông Lô  · Đố ai
Sáng tác trong
giai đoạn
1954-1975
Thuyền viễn xứ  · Việt Nam, Việt Nam  · Nước mắt mùa thu · Quán bên đường  · Mùa thu chết  · Nghìn trùng xa cách  · Kỷ vật cho em  · Ngày xưa Hoàng Thị  · Nha Trang ngày về  · Đường chiều lá rụng  · Đưa em tìm động hoa vàng  · Chiều về trên sông  · Phố buồn  · Viễn du  · Huyền sử ca một người mang tên Quốc  · Điệp khúc Trần Thế Vinh  · Kể chuyện đi xa
1975-2005
(thời kỳ hải ngoại)
54-75  · Bài ca dân chủ  · Nghìn năm vẫn chưa quên  · Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà
Nhạc theo chủ đề
Đạo ca  · Tục ca  · Vỉa hè ca  · Tâm ca  · Bé ca  · Nữ ca  · Tâm phẫn ca · Bình ca  · Rong ca  · Hoàng Cầm ca  · Tị nạn ca  · Thiền ca  · Nhục tình ca · Hương ca  · Nhạc phổ thơ  · Đặt lời nhạc ngoại quốc
Trường ca
Con đường cái quan  · Mẹ Việt Nam  · Hàn Mặc Tử  · Minh họa Kiều  · Bầy chim bỏ xứ
Biên khảo,
nghiên cứu
Hồi ký Phạm Duy  · Đặc khảo dân nhạc Việt Nam  · Ngàn lời ca  · Music of Viet Nam  · Đường về dân ca
Viết về Phạm Duy
Phạm Duy còn đó nỗi buồn (Tạ Tỵ)  · Nửa thế kỷ Phạm Duy (Xuân Vũ)  · Một người Gia Nã Đại và nhạc Phạm Duy (Georges-Étienne Gauthier)
Chủ đề liên quan
Gia đình /
Quan hệ
Phạm Duy Tốn (cha)  · Phạm Duy Khiêm (anh cả)  · Phạm Duy Nhượng (anh thứ)  · Thái Hằng (vợ)  · Phạm Duy Quang (trưởng nam)  · Phạm Thái Hiền (trưởng nữ)  · Phạm Thái Thảo (thứ nữ)  · Phạm Duy Cường (thứ nam)  · Thái Thanh (em vợ)