Mã (họ)

Xem thêm: Mã

Họ Mã viết bằng chữ Hán

(giản thể: ; phồn thể: ) là một họ của người Trung Quốc.

Nguồn gốc

  1. Họ này phát xuất từ Triệu thị họ Doanh nước Triệu thời Chiến Quốc: Triệu Xa do có công đánh bại quân Tần, được Triệu Huệ Văn vương phong tước quân ở thành Mã Phục, Hàm Đan, gọi là Mã Phục quân (马服君). Con cháu của Triệu Hưng (赵兴), con Triệu Xa, từ đó lấy Mã làm họ. Thời Hán Vũ Đế, tộc mộ được lập ở Mậu lăng (茂陵), Hữu Phù Phong (nay là Đông Bắc Hưng Bình, Thiểm Tây).
  2. Họ cũng bắt nguồn từ người mang các họ khác như Tư Mã hay Vu Mã (zh) mà đổi thành, như một số hậu nhân của Tư Mã Thiên, đại tư đồ Tư Mã Cung (徒马宫) thời Đông Hán, Tư Mã Cầu (司马球) thời Ngũ Đại.
  3. Họ cũng có thể có nguồn gốc từ các ngoại tộc.
    • Kim sử, Liệt truyện thứ 62, Trung nghĩa tứ,[1] nhắc đến Mã Khánh Tường (zh) vốn gốc người Tây vực, làm chức phán quan tổng quản của binh mã đô Tường Phủ lộ (翔府路兵马都总管判官). Nguyên sử, Liệt truyện thứ 33,[2] cũng chép, Mã Tổ Thường (zh) của Ung Cổ bộ (zh), làm đến chức Thượng thư của bộ Lễ. Hậu nhân của tộc Sa Đà (Uông Cổ bộ (zh) thời Kim),[3] Hợp Lỗ thị (合鲁氏) thời Nguyên, Bát kỳ Phí Mạc thị (zh) (Foimo) và Mã Giai thị (Magiya) của nhà Thanh cũng có trường hợp đổi sang họ Mã. Họ Mã ở đây muốn nhắc đến từ Suryaya Mar, ý nghĩa "chủ giáo."
    • Một trong những cách phiên âm của Mohammed trong Hán ngữ là Mã Cáp Ma (马哈麻), do đó một số gia đình Hồi giáo đã dùng họ Mã làm họ Hán hoá của họ.

Phân bổ

Trong Bách gia tính họ Mã 馬/马 đứng thứ 52. Đây là một trong các họ phổ biến nhất ở Trung Quốc đại lục, số người mang họ Mã 馬/ đông thứ 14 ở đây, họ này đặc biệt phổ biến trong cộng đồng người Hồi.[4]

Ở Việt Nam cũng có người họ Mã, chủ yếu là người Hoa.

Người Trung Quốc họ Mã 馬/马 nổi tiếng

Người Việt Nam họ Mã nổi tiếng

  • Mã Điền Cư, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa 12 và khóa 13.
  • Mã Minh Cẩm, vận động viên chuyên nghiệp bộ môn Bi-a nội dung Carom.

Chú thích

  1. ^ Thoát Thoát; và đồng nghiệp. “列传第六十二·忠义四” [Liệt truyện đệ lục thập nhị - Trung nghĩa tứ]. Kim sử (bằng tiếng Trung).
  2. ^ Tống, Liêm; và đồng nghiệp. “列传第三十三” [Liệt truyện đệ tam thập tam]. Nguyên sử (bằng tiếng Trung).
  3. ^ Trần, Thuật (陳述). “金史氏族表” [Kim sử thị tộc biểu]. 金史補遺 [Kim sử bổ di] (bằng tiếng Trung). 4.
  4. ^ Colorq.org

Tham khảo

Hình tượng sơ khai Bài viết tiểu sử nhân vật Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s