Hoàng Su Phì

Hoàng Su Phì
Huyện
Huyện Hoàng Su Phì
Ruộng bậc thang ở xã Bản Phùng mùa lúa chín

Biệt danhVỏ Cây Vàng
Tên cũHoàng Thụ Bì
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhHà Giang
Huyện lỵThị trấn Vinh Quang
Trụ sở UBNDTổ 2, thị trấn Vinh Quang
Phân chia hành chính1 thị trấn, 23 xã
Thành lập1/4/1965[1]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDTrần Quang Bằng
Chủ tịch HĐNDLù Văn Chung
Bí thư Huyện ủyVàng Đình Chiến
Địa lý
Tọa độ: 22°44′35″B 104°40′39″Đ / 22,743143°B 104,677594°Đ / 22.743143; 104.677594
MapBản đồ huyện Hoàng Su Phì
Hoàng Su Phì trên bản đồ Việt Nam
Hoàng Su Phì
Hoàng Su Phì
Vị trí huyện Hoàng Su Phì trên bản đồ Việt Nam
Diện tích632,38 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng66.683 người[2]
Thành thị5.144 người (8%)
Nông thôn61.539 người (92%)
Mật độ106 người/km²
Dân tộcNùng, Dao, Mông
Khác
Mã hành chính032[3]
Mã bưu chính20600
Biển số xe23-F1
Số điện thoại02193 076 356
E-mail[email protected]
Websitehoangsuphi.hagiang.gov.vn
  • x
  • t
  • s

Hoàng Su Phì là một huyện miền núi biên giới thuộc tỉnh Hà Giang, Việt Nam.[4][5] Hoàng Su Phì nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang. Ngày xưa, vùng đất này thuộc xứ Tuyên Quang. Huyện được thành lập với 2 tổng Xín Mần và Tụ Nhân.[6]

Địa lý

Huyện Hoàng Su Phì nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, nằm trên thượng nguồn sông Chảy và sông Bạc, cách thành phố Hà Giang 100 km về phía tây, có vị trí địa lý:

Huyện Hoàng Su Phì có diện tích 632,38 km², dân số năm 2019 là 66.683 người[2], mật độ dân số đạt 105 người/km² với 12 dân tộc cùng sinh sống, đông nhất là dân tộc Nùng, chiếm hơn 34%; tiếp đó là dân tộc Dao 22%, Mông 13% và các dân tộc khác như Tày, La Chí, Cờ Lao...[7]

Lịch sử[8]

Xa xưa, vùng đất huyện Hoàng Su Phì là một bộ phận của huyện Bình Nguyên, tỉnh Tuyên Quang.

Đến cuối đời Lê, huyện Bình Nguyên được đổi là châu Vị Xuyên thuộc phủ Tương Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Năm 1831, châu Vị Xuyên tách thành huyện Vị Xuyên (thuộc phủ Tương An) và huyện Vĩnh Tuy (nay là huyện Hoàng Su Phì).

Đến năm 1833, triều đình Nhà Nguyễn cắt phần đất nằm ở hữu ngạn Sông Lô, thành lập huyện mới lấy tên là Vĩnh Tuy (sau đổi là Bắc Quang). Phần đất còn lại gọi là huyện Vị Xuyên với 5 tổng, 31 xã, thôn trong đó có tổng Hoàng Su Phì.

Ngày 20 tháng 8 năm 1891, tỉnh Hà Giang được thành lập trên cơ sở phủ Tương yên và huyện Vĩnh Tuy, thuộc đạo quan binh thứ ba. Từ đó huyện Vị Xuyên thuộc tỉnh mới Hà Giang. Về sau huyện này lại chia thành hai huyện Vị Xuyên và Hoàng Su Phì.

Dưới thời Pháp thuộc, Hoàng Su Phì (Hoàng Thụ Bì) gồm các tổng xã:

  • Tổng Tụ Nhân: Gồm các xã Bản Luốc, Ho Tao, Trung Thịnh và Tụ Nhân
  • Tổng Xín Mần (Thanh Môn): Gồm các xã Hữu Yên và Man Máy.

Ngày 30 tháng 4 năm 1962, dưới chính thể mới của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, một số xã của Hoàng Su Phì được chia thành nhiều xã nhỏ, trong đó:

  • Chia xã Tụ Nhân thành 5 xã: Bản Phùng, Bản Máy, Bản Pắng, Nàn Sỉn và Thàng Tín
  • Chia xã Chí Cà thành 2 xã: Chí Cà và Pà Vầy Sủ.

Ngày 13 tháng 12 năm 1962, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 328-NV[9] về việc đổi tên xã Thèn Chu Thùng thành xã Thèn Chu Phìn.

Ngày 15 tháng 12 năm 1962, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 211/1962/QĐ-CP[10] về việc:

  • Chia các xã Trung Thịnh thành 6 xã: Trung Thịnh, Ngán Chiên, Thu Tà, Việt Thái, Nàng Đôn và Pờ Ly Ngài
  • Chia xã Chế Là thành 4 xã: Cốc Rế, Tả Nhìu, Chế Là và Nấm Dẩn
  • Chia xã Cốc Pài thành 3 xã: Cốc Pài (nay là thị trấn Cốc Pài), Nàn Ma và Bản Ngò.

Ngày 1 tháng 4 năm 1965, Chính phủ ban hành Quyết định số 49-CP[1] về việc chia tách huyện Hoàng Su Phì thành 2 huyện: Hoàng Su Phì và Xín Mần. Trong đó huyện Hoàng Su Phì gồm 21 xã.

Sau năm 1975, huyện Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Tuyên, gồm 21 xã: Bản Luốc, Bản Nhùng, Bản Péo, Chiến Phố, Đản Ván, Hồ Thầu, Nậm Dịch, Nam Sơn, Nàng Đôn, Ngàm Đăng Vài, Pố Lồ, Pờ Ly Ngài, Sán Xả Hồ, Tả Sử Chóng, Tân Tiến, Thàng Tín, Thèn Chu Phìn, Trung Thịnh, Tụ Nhân, Tùng Sán và Vinh Quang.[11]

Ngày 14 tháng 5 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 185/1981/QĐ-CP[12] về việc:

  • Sáp nhập một phần xã Thàng Tín và xã Thèn Chu Phìn vào xã Pố Lồ
  • Sáp nhập một phần xã Pố Lồ vào xã Vinh Quang.

Ngày 18 tháng 11 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 136-HĐBT[13] về việc:

  • Điều chỉnh xã Bản Máy của huyện Xín Mần vào huyện Hoàng Su Phì
  • Điều chỉnh 2 xã: Trung Thịnh và Nàng Đôn vào huyện Xín Mần
  • Điều chỉnh 3 xã: Thông Nguyên, Tiên Nguyên và Xuân Minh của huyện Bắc Quang về huyện Hoàng Su Phì quản lý.

Huyện Hoàng Su Phì có 23 xã: Bản Luốc, Bản Máy, Bản Nhùng, Bản Péo, Chiến Phố, Đản Ván, Hồ Thầu, Nậm Dịch, Nam Sơn, Ngàm Đăng Vài, Pố Lồ, Pờ Ly Ngài, Sán Xả Hồ, Tả Sử Chóong, Tân Tiến, Thàng Tín, Thèn Chu Phìn, Thông Nguyên, Tiên Nguyên, Tụ Nhân, Tùng Sán, Vinh Quang và Xuân Minh.

Năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 14-HĐBT[14] về việc thành lập xã Nậm Khòa tách từ xã Thông Nguyên.

Tháng 7 năm 1991, thành lập xã Nậm Ty tách từ xã Thông Nguyên, sáp nhập xã Bản Phùng của huyện Xín Mần vào Hoàng Su Phì.

Ngày 1 tháng 10 năm 1991, tỉnh Hà Giang được tái lập, Hoàng Su Phì trở thành huyện của tỉnh Hà Giang.[15]

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, huyện tiếp nhận lại xã Nàng Đôn từ huyện Xín Mần.[16]

Ngày 20 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 74/1999/NĐ-CP[17] về việc thành lập thành thị trấn Vinh Quang, thị trấn huyện lỵ huyện Hoàng Su Phì trên cơ sở xã Vinh Quang.

Cuối năm 2002, huyện Hoàng Su Phì có thị trấn Vinh Quang và 26 xã: Bản Luốc, Bản Máy, Bản Nhùng, Bản Péo, Bản Phùng, Chiến Phố, Đản Ván, Hồ Thầu, Nậm Dịch, Nậm Khòa, Nam Sơn, Nậm Ty, Nàng Đôn, Ngàm Đăng Vài, Pố Lồ, Pờ Ly Ngài, Sán Xả Hồ, Tả Sử Chóng, Tân Tiến, Thàng Tín, Thèn Chu Phìn, Thông Nguyên, Tiên Nguyên, Tụ Nhân, Tùng Sán, Xuân Minh.

Ngày 1 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 146/2003/NĐ-CP[18] về việc điều chỉnh toàn bộ các xã Tiên Nguyên và Xuân Minh để thành lập huyện Quang Bình.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập huyện Quang Bình, huyện Hoàng Su Phì còn lại 62.942 ha diện tích tự nhiên và 53.447 nhân khẩu, có 25 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 24 xã: Đản Ván, Bản Luốc, Bản Máy, Bản Nhùng, Bản Péo, Bản Phùng, Chiến Phố, Hồ Thầu, Nàng Đôn, Nam Sơn, Nậm Dịch, Nậm Khoà, Nạm Ty, Ngàm Đăng Vài, Pố Lồ, Pờ Ly Ngài, Sán Sả Hồ, Tân Tiến, Tả Sử Choóng, Thông Nguyên, Thàng Tín, Thèn Chu Phìn, Tụ Nhân, Túng Sán và thị trấn Vinh Quang.

Ngày 1 tháng 1 năm 2020, xã Bản Péo được sáp nhập vào xã Nậm Dịch.[19]

Huyện Hoàng Su Phì có 1 thị trấn và 23 xã như hiện nay.

Hành chính

Huyện Hoàng Su Phì có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vinh Quang (huyện lỵ) và 23 xã: Bản Luốc, Bản Máy, Bản Nhùng, Bản Phùng, Chiến Phố, Đản Ván, Hồ Thầu, Nam Sơn, Nàng Đôn, Nậm Dịch, Nậm Khòa, Nậm Ty, Ngàm Đăng Vài, Pố Lồ, Pờ Ly Ngài, Sán Xả Hồ, Tả Sử Choóng, Tân Tiến, Thàng Tín, Thèn Chu Phìn, Thông Nguyên, Tụ Nhân, Túng Sán.

Kinh tế - xã hội

Một phần ba dân số của huyện sống trên vùng cao nên cuộc sống rất khó khăn. Định hướng của huyện là phát triển trồng chè shan tuyết và thảo quả để cải thiện đời sống của nhân dân.

Hoàng Su Phì có 12 dân tộc sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Nùng chiếm hơn 38%, tiếp đó là dân tộc Dao 22%, H’Mông 13%, còn lại là các dân tộc khác. Hoàng Su Phì là địa bàn sinh sống chính của dân tộc La Chí.

Đến năm 2012, huyện Hoàng Su Phì có 199 thôn, tổ dân phố.[20]

Văn hóa

Hoàng Su Phì là nơi tập trung nhiều lễ hội và hoạt động văn hóa của các dân tộc như:

Lễ hội Khu Cù Tê của dân tộc La Chí[21]

Là một trong những lễ hội độc đáo của dân tộc La Chí, Tết Khu cù tê (Tết uống rượu tháng bảy) là dịp những người trong dòng họ gặp nhau, cùng ăn uống, tâm sự, thể hiện tinh thần gắn kết cộng đồng, cầu mong cuộc sống ấm no. Đây được xem là điểm nhấn đặc biệt trong nét đẹp văn hóa Hoàng Su Phì.

Vào đúng ngày và giờ đẹp, dân làng tập trung tại nhà thờ của trưởng tộc để cúng tổ tiên. Người dân mổ trâu hoặc mổ lợn, gà và làm rượu hoẵng để tế lễ. Hát giao duyên và uống rượu sẽ diễn ra cả ngày và thâu đêm. Hôm sau, mọi người trở về nhà làm thủ tục gọi tổ tiên. Lễ vật chuẩn bị gồm có thịt gà, thịt lợn và nhất định phải có thịt chuột nấu chín.

Các gia đình đến nhà nhau ăn Tết, vui chơi đến khi hết Tết mới thôi. Thời gian đoàn tụ sum vầy, những bữa cơm tràn đầy hạnh phúc giữa ruộng lúa và hương rừng đã đưa Tết Khu cù tê vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cứ thế, vùng đất Hoàng Su Phì chính là nơi những bông lúa chắt lọc tinh hoa từ đất mẹ, kết thành nguồn sống.

Cúng rừng của dân tộc Nùng[22]

Lễ cúng thần rừng của các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì là một hoạt động văn hóa mang tính tâm linh quan trọng, thể hiện ý thức tôn trọng, lòng biết ơn thần linh, trời đất, tổ tiên và hướng về cội nguồn. Lễ thức cúng rừng mang đậm nét văn hóa canh tác nương rẫy, thể hiện mong muốn được phù hộ che chở cho mùa màng, gia súc gia cầm luôn được phát triển tốt tươi không bị thiên tai dịch bệnh, sâu bọ phá hoại. Đây cũng là dịp để các hộ gia đình giao lưu trao đổi tâm tư, tình cảm, từ đó tăng cường và củng cố tinh thần đoàn kết cộng đồng, xóm giềng, làng xã trong nhân dân.

Lễ hội Quỹa Hiéng[23]

Đây là một lễ hội thường niên của người Dao đỏ, xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang thường được tổ chức tại nhà các già làng, trưởng bản vào ngày cuối tháng 12 âm lịch. Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Dao, việc tổ chức thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa không thể thiếu, đồng thời phản ánh những tri thức văn hóa dân gian, quan niệm về thế giới nhân sinh quan gắn liền với tín ngưỡng nông nghiệp của cộng đồng cư dân nơi đây.

Lễ hội nhảy lửa[24]

Lễ hội Nhảy lửa thường tổ chức vào dịp đầu Xuân, năm mới đây là dịp người dân tạ ơn tổ tiên cho họ một năm làm ăn hanh thông thuận lợi, mùa màng bội thu. Mọi người tin rằng khi lễ nhảy lửa diễn ra, thần lửa sẽ sưởi ấm và mang lại cho dân làng một năm mới bình yên, mưa thuận gió hòa.

Trước đó, mọi người sẽ chuẩn bị một đống củi lớn và tiến hành đốt lửa cho thành than. Phần nghi lễ thì vật phẩm dâng cúng không thể thiếu các loại như: Cơm, gạo, rượu, gà luộc, nước suối, vải mộc màu trắng, hương, tiền làm bằng giấy bản, đèn hoặc nến… tất cả đều được bày trên một bàn gỗ. Thầy cúng cùng với người già trong bản sẽ tiến hành phần nghi lễ cúng, cầu xin may mắn, bình an, mùa màng tốt tươi cho cả cộng đồng dân tộc và xin các vị Thần linh, Tổ tiên ban sức mạnh cho mọi người dân và du khách.

Chợ phiên

Chợ phiên Hoàng Su Phì là nơi tụ họp của bà con các dân tộc vùng cao như: Tày, Nùng, Dao, H'Mông… Mỗi phiên chợ đồng bào thường tụ họp dọc 2 bên tuyến đường chính dọc thị trấn Vinh Quang, kéo dài hàng cây số.[25]

Ở các chợ phiên của huyện Hoàng Su Phì, hoạt động ăn uống diễn ra khá tấp nập với những món ăn truyền thống và không quá cầu kỳ như thắng cố, bún chua, phở, bánh trái các loại và không thể thiếu chén rượu nấu bằng men lá. Cách ăn của đồng bào cũng có điều khác lạ, nhiều người mang theo gói cơm, xôi được chuẩn bị từ nhà, đến quán thì mua thêm bát phở hoặc mì tôm và chai rượu để mời bạn nhâm nhi. Vừa ăn vừa tâm sự trải lòng, đôi khi chỉ một bát phở nhỏ với vài chén rượu nhưng kéo dài cả tiếng đồng hồ.[26]

Du lịch

Ruộng bậc thang Bản Phùng

Hoàng Su Phì nổi tiếng với các di sản ruộng bậc thang của các dân tộc Dao, La Chí, Phù Lá, Tày, Nùng, H'Mông, Pu Péo,... tập trung tại các xã Bản Phùng, Bản Luốc, Bản Nhùng, Nậm Khòa,...

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có đỉnh Chiêu Lầu Thi cao 2402 m là một địa điểm trekking nổi tiếng.

Chú thích

  1. ^ a b Quyết định số 49-CP năm 1965
  2. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Hà Giang”. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2020.[liên kết hỏng]
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Thông tư 21/2013/TT-BTNMT ngày 01/08/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục địa danh... phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Hà Giang. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 25/12/2018.
  5. ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 08/07/2004 ban hành Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam có đến 30/6/2004. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 25/12/2018.
  6. ^ “Cẩm nang du lịch Hoàng Su Phì - Hà Giang từ A đến Z”. VOH. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ “Sắc màu rực rỡ chợ phiên vùng cao Hoàng Su Phì”. VOH. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024.
  8. ^ “Tin tức”. UBNDHoangSuPhi (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024.
  9. ^ Quyết định số 328-NV
  10. ^ Quyết định 211/1962/QĐ-CP
  11. ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  12. ^ Quyết định 185-CP năm 1981 điều chỉnh địa giới một số xã thuộc tỉnh Hà Tuyên
  13. ^ Quyết định 136-HĐBT năm 1983 điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Hà Tuyên
  14. ^ Quyết định số 14-HĐBT năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng
  15. ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành
  16. ^ Nghị định số 112-CP năm 1994 của Chính phủ
  17. ^ Nghị định 74/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn và xã thuộc các huyện Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Quang, Hoàng Su Phì và thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang
  18. ^ Nghị định 146/2003/NĐ-CP thành lập xã thuộc huyện Bắc Quang và thành lập huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
  19. ^ “Nghị quyết số 827/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hà Giang”.
  20. ^ ban nhân dân-nam-2012-chia-tach-thanh-lap-thon-to-dan-pho-vb171579.aspx Quyết định số 2121/QĐ-ủy ban nhân dân ngày 11 tháng 10 năm 2012[liên kết hỏng] của ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về chia tách, thành lập thôn, tổ dân phố.
  21. ^ “Nét đẹp văn hóa Hoàng Su Phì”. www.vietravel.com. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024.
  22. ^ baotintuc.vn (12 tháng 3 năm 2022). “Độc đáo Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng ở Hà Giang”. baotintuc.vn. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024.
  23. ^ “Lễ hội Quỹa Hiéng - Di sản văn hoá phi vật thể của người Dao đỏ”. https://dangcongsan.vn. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  24. ^ “Khám phá điệu "dân vũ" truyền thống kỳ bí của người Dao đỏ”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. 11 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024.
  25. ^ media.chinhphu.vn (7 tháng 12 năm 2022). “Sắc màu phiên chợ vùng cao Hoàng Su Phì”. media.chinhphu.vn. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024.
  26. ^ triển, Báo Dân tộc và Phát (3 tháng 2 năm 2023). “Độc đáo sắc màu chợ phiên Hoàng Su Phì”. Báo Dân tộc và Phát triển. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024.

Tham khảo

Bài viết tỉnh Hà Giang, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Thành phố (1)

Hà Giang (tỉnh lỵ)

Huyện (10)
Đơn vị hành chính thuộc tỉnh Hà Giang
  • x
  • t
  • s
Xã, thị trấn thuộc huyện Hoàng Su Phì
Thị trấn (1)

Vinh Quang (huyện lỵ)

Xã (23)