Canh Thìn tĩnh xã

Canh Thìn tĩnh xã (tiếng Trung: 庚辰靖社) là cuộc chính biến cung đình xảy ra tại Triều Tiên giữa Lý Phương ViễnTriều Tiên Định Tông. Chính biến xảy ra vào năm Canh Thìn 1400 (Kiến Văn năm thứ 2), hai năm sau cuộc chính biến Mậu Dần tĩnh xã (năm 1398). Đây được xem là cuộc chính biến giữa các vương tử lần thứ hai nên còn được gọi là Loạn vương tử lần thứ hai (tiếng Trung: 第二次王子之乱, tiếng Triều Tiên: 제2차왕자의난).

Bối cảnh

Năm 1398, sau cuộc chính biến Mậu Dần tĩnh xã, Triều Tiên Thái Tổ Lý Thành Quế đã thoái vị và nhường ngôi cho con thứ hai của mình, Triều Tiên Định Tông Lý Phương Quả lên ngồi. Tĩnh An công Lý Phương Viễn, người con thứ năm của Thái Tổ, người khởi xướng cuộc chính biến và là người góp phần xây dựng nhà Triều Tiên, không hài lòng với việc này.

Sau khi Định Tông lên ngôi, không chỉ định người kế vị, một số người em của Định Tông nổi lên là ứng viên sáng giá. Ích An quân Lý Phương Nghị, con trai thứ ba của Thái tổ, một người có tình ôn hòa và điềm tĩnh, không có ý định tranh giành ngai vàng. Nên Hoài An quân Lý Phương Cán, con trai thứ tư của Thái Tổ, cho rằng mình sẽ là người kế vị. Tuy nhiên một số triều thần quyền lực lại ủng hộ Tĩnh An quân.

Vào ngày 27 tháng giêng (lịch Gregorius 21 tháng 2) năm Kiến Văn thứ 2 (1400), để chuẩn bị cho lễ "Tế Đạo" (lễ cúng bái thần quân kỳ), lệnh cho công hầu được lệnh săn chim hoang dã như một vật hiến tế. Ngày hôm sau, Hoài An quân phái con trai của mình là Nghĩa Ninh quân Lý Mạnh Tông đến phủ Tĩnh An công để hỏi về nơi đi săn. Tĩnh An công cho rằng đây là âm mưu phục kích ông ta tại bãi săn nên đã cho người dò xét nơi săn bắn của Hoài An quân. Hoài An quân huy động binh lính dưới quyền trang bị đầy đủ vũ khí giáp sắt, tập trung tại Viện Tử Trung. Tĩnh An công biết rằng mọi thứ đã thay đổi, vì vậy ông và Nghĩa An Công Lý Hòa, Hoàn Sơn quân Lý Thiên Hựu và một số người khác đã nhanh chóng tập hợp binh lính riêng của mình, đồng thời phái người đến Thọ Xương cung ở Khai Kinh, yêu cầu vua Định Tông bảo vệ cung điện trong trường hợp có biến động bất thường.

Hoài An quân dẫn binh mã trấn giữ cổng phía đông của Khai Kinh, đồng thời phái tướng dưới quyền là tướng quân Ngô Ứng Quyền đến thông báo với vua Định Tông rằng "Tĩnh An công đang có âm mưu hãm hại thần, vì vậy thần không còn cách nào khác ngoài việc tấn công hắn ta, xin bệ hạ đừng lo lắng"; và cử người đến thông báo với cha mình là Thái Thượng vương Lý Thành Quế thông báo rằng "Tĩnh An công đang mưu hại thần, thần không thể chết vô ích, nên đã phái quân đi ứng phó". Người của Hoài An quân đóng quân ở cầu Thiện Trúc đến đường Khắc Tộ, trong khi quân của Tĩnh An công đóng tại cầu Thỉ Phản ở Khai Kinh, chia quân đánh chiếm Thái Miếu, Chú Ất tỉnh, và một số nơi trọng yếu. Cả hai bên đã giao tranh ác liệt tại đường phố và tại Mã Tỉnh động, Điển Mục động tại Khai Kinh.

Quân đội Tĩnh An công giành chiến thắng trong trận chiến khốc liệt, Hoài An quân thất bại chạy trốn lên phía bắc, cuối cùng ẩn náu tại một cung điện cũ của Cao Ly ở Hàm Dương và bị bộ tướng Tĩnh An công bắt không lâu sau đó.

Hoài An công và con trai của ông bị đày đến Thổ Sơn huyện, sau đó một thời gian được lưu đày đến Toàn Châu, được cấp thái ấp 50 hộ và có lương thực sống đến hết đời.

Kết quả

Ngày 4 tháng 2 (lịch Gregorius 28 tháng 2) năm 1400, Tĩnh An công sách lập vua Định Tông làm Vương Thế tử, cơ quan dưới quyền của ông được gọi là "Nhân Thọ phủ". Cung điện Thượng vương Lý Thành Quế đang ở được đổi thành Đức Thọ cung, cơ quan dưới quyền được đổi thành "Thừa Ninh phủ", tôn hiệu là "Khải vận Thần võ Thái Thượng vương", dâng tặng sách kim bảo.

Ngày 11 tháng 11 (lịch Gregorius 26 tháng 11) cùng năm, Tĩnh An công soán ngôi vua Định Tông, và vào ngày 13 cùng tháng, Tĩnh An công lên ngôi vua tại Thọ Xương cung, tức vị vua thứ ba của triều đại Triều Tiên, vua Thái Tông.

Tham khảo

  • x
  • t
  • s
Sự kiện lịch sử Vương triều Triều Tiên
Thời kỳ đầu
Chinh phạt Liêu Đông - Hồi quân đảo Uy Hóa - Khoa điền pháp - Lập nước Triều Tiên - Quyền tri Cao Ly Quốc sự - Xây dựng Cảnh Phúc cung - Loạn vương tử lần thứ nhất - Loạn vương tử lần thứ hai - Sai sứ Hàm Hưng - Thế Tông cải cách - Phát minh Hangul - Huấn dân chính âm - Kỷ Hợi đông chinh - Chiến đấu sông Bà Trư - Điều ước Quý Hợi - Dẹp loạn Quý Dậu - Đoan Tông thoái vị - Sự kiện giết sáu đại thần - Sự kiện sáu đại thần từ quan - Kinh quốc đại điểm - Lý Thi Ái gây loạn - Chế độ tam ti Triều Tiên (Tư hiến phủ - Tư gián viện - Hoằng văn quán) - Tứ đại sĩ họa (Mậu Ngọ sĩ họa - Giáp Tý sĩ họa - Kỷ Mão sĩ họa - Ất Tị sĩ họa) - Trung Tông phản chánh - Tam Phổ Oa loạn - Đông quốc thập bát hiền
Thời kỳ giữa
Phái Sĩ lâm - Phái Huân cựu - Nhâm Thìn Oa loạn - Lý Mộng Hạc nổi loạn - Đinh Dậu tái loạn - Rời cung hậu chiến - Phái Tây nhân thành lập - Phái Đông nhân thành lập - Kỷ Sửu ngục sự - Nhân Tổ phản chánh - Phái Đông nhân chia thành Nam Bắc - Lý Quát nổi loạn - Đinh Mão Hồ loạn - Bính Tí Hồ loạn - Kế hoạch Bắc phạt Triều Tông Hiếu Tông - Chính cung Xương Đức cung - Chinh phạt Sa quốc Nga - Bế quan tỏa cảng - Thực học phát triển - Đoan Tông phục vị - Định Tông phục vị - Lễ tụng luận tranh - Tây Nhân tách thành Lão luận - Tây Nhân tách thành Thiếu luận - Tứ đại hoán cục
Thời kỳ cuối
Lý Lân Tá nổi loạn - Thời tích chi tranh - Thế đạo chính trị - Tân nhâm sĩ họa - Tân Dậu bách hại - Lưỡng tây đại loạn - Tam chính vấn loạn - Vân hiện nhiếp chính - Xây lại Cảnh Phúc cung - Biến cố tướng quân Sherman - Bình Dần Dương nhiễu - Tân Mùi dương nhiễu - Biến cố đảo Giang Hoa - Binh biến Nhâm Ngọ - Giáp Thân chính biến - Biến cố đảo Cự Văn - Sự kiện ám sát Kim Ngọc Quân - Phong trào nông dân Đông Học - Hiệp ước Mã Quan - Giáp Ngọ canh tân - Biến cố Giáp Ngọ - Cải cách Ất Mùi - Phong trào Nghĩa binh - Ẩn trốn sứ quán Nga - Hiệp hội độc lập - Thành lập Đế quốc Đại Hàn - Cải cách Quang Võ - Phong trào khai sáng yêu nước - Điều ước Ất Tị - Sự kiện mật sứ Hague - Hiệp ước Nhật Hàn năm 1907 - An Jung-geun ám sát Thủ tướng Nhật - Sát nhập Đại Hàn
Xem thêm